Home » Digital Marketing » Hệ Sinh Thái Facebook Hoàn Hảo Đang Hình Thành?

Trong bài viết này xin phép lạm bàn một chút về những bước đi đầy tham vọng của hệ sinh thái Facebook và những gì mạng xã hội này đang hướng tới và xây dựng xung quanh chúng ta.

Tách rời ứng dụng mạng xã hội và OTT messenger

Chắc đa phần mọi người đều nhớ thời điểm khi mà trên điện thoại chỉ có 1 app Facebook và bạn có thể vừa lướt mạng xã hội vừa chat trên đó. Khoảng tháng 4 năm 2014 thì Facebook khóa chức năng chat trên ứng dụng chính và bắt buộc tất cả users phải download thêm ứng dụng Messenger thì mới có thể chat được. Điều này thời điểm đó đã khiến rất nhiều người dùng phàn nàn và không hài lòng nhưng dần dần rồi thì đâu cũng vào đó. Giờ thì ai cũng xài Messenger và nhờ đó ứng dụng này hiện đã có đến hơn 700 triệu người dùng active hằng tháng. Và nó là một trong những bước đi khởi đầu cho tất cả mọi thứ Facebook đang xây dựng hiện nay.

facebook-messenger

Source: messenger

Thực chất thì Facebook Messenger đã tồn tại từ lâu trước đó (ra đời từ 2011) nhưng ít được biết đến. Facebook bắt đầu chú ý đến mảng text messaging khi các ứng dụng OTT như Whatsapp và WeChat trỗi dậy. Hãng này đã bỏ ra 19 tỷ đô mua lại ứng dụng chat phổ biến nhất là WhatsApp (hiện đang có 900 triệu người dùng). Đây là một trong những thương vụ đình đám nhất trong giới công nghệ vào thời điểm cuối năm 2014. Vậy là hiện Facebook đã nắm trong tay 2 ứng dụng OTT với số lượng người dùng nhiều nhất thế giới tính đến lúc này.

Tiềm năng của các ứng dụng OTT nằm ở chỗ: nhắn tin và gọi điện là 2 tính năng thiết yếu của việc sử dụng điện thoại và người dùng có xu hướng sử dụng 2 tính năng này gần như mỗi ngày. Bằng việc giúp cho việc giao tiếp dễ hơn, nhiều tính năng hơn (có thể gửi video, document), chi phí rẻ hơn (không tốn cước, chỉ cần có internet), các ứng dụng OTT đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dùng.

Một trong những thứ mà khiến người ta khó chịu nhất khi sử dụng điện thoại có lẽ chính là vì mỗi ứng dụng điện thoại đều như là một đơn vị độc lập (silo). Bạn không thể đi trực tiếp từ ứng dụng nhắn tin đang xài để qua trình duyệt tìm kiếm hoặc qua bản đồ mà bắt buộc phải thoát ra khỏi ứng dụng hiện tại rồi mới mở ứng dụng kia lên được. Các ứng dụng OTT chính là câu trả lời gần đúng nhất cho việc giải quyết vấn đề này.

Hiện nay một số ứng dụng OTT như WeChat đã không còn chỉ đơn thuần là ứng dụng chat nữa, mà đã trở thành một nền tảng mà trên đó người dùng có thể làm mọi thứ từ nhắn tin cho đến gọi điện, xem bảng đồ, thanh toán cước, xem thời tiết, đặt món ăn, gọi taxi, v.v… Lúc này bản thân các ứng dụng OTT này đã trở thành một nền tảng trên đó có thể tích hợp các ứng dụng của bên thứ 3 vào để giải quyết các nhu cầu của người dùng. Họ lúc này thậm chí còn không phải rời khỏi ứng dụng OTT vì tất cả mọi thứ họ cần đã có sẵn rồi.

Facebook Messenger vừa cho khả năng tích hợp với việc gọi xe Uber và sắp tới là với các dịch vụ tương tự khác như gọi đồ ăn với Foodpanda chẳng hạn. Ứng dụng này trước đó cũng đang thử nghiệm tính năng cho phép bạn bè có thể gửi tiền qua lại cho nhau (5). Messenger cũng có một lô một lốc các integration với các dịch vụ thứ 3 (như gửi hình động, đọc báo). Như vậy ứng dụng này, giống như WeChat, đã bước ra khỏi phạm vi chỉ là một ứng dụng chat OTT thông thường và trở thành một nền tảng.

Sự đáng sợ của Facebook nằm ở chỗ nếu chúng ta nhìn xa hơn thì có thể thấy Facebook đang xây dựng cả một nền tảng bao phủ tất cả những gì xung quanh chúng ta trên thế giới số. Từ mạng xã hội, chat chit, rồi đến e-commerce, thực tại ảo / virtual reality, tìm kiếm, mảng so sánh và listing và mới đây là video streaming.

facebook-he-sinh-thai-600px

Source: pinterest

Bằng cách tách biệt ứng dụng OTT messenger rời ra khỏi ứng dụng chính, Facebook đã rất khôn ngoan để có thể tập trung phát triển các tính năng mạng xã hội cho ứng dụng chính và trong khi đó ứng dụng messenger có thể tập trung phát triển để trở thành một nền tảng bao bọc tất cả những phần còn lại. Mạng xã hội có những giới hạn của mạng xã hội, OTT có những giới hạn của OTT và đôi khi cả 2 thứ này đi chung với nhau chưa hẳn đã là điều tốt, ví dụ điển hình là các OTT đi định hướng mạng xã hội hiện nay như Viber, Line hay thậm chí cả Zalo đều chưa có gì vượt bật được. Người người vẫn xài Facebook. Nhưng nếu bạn vừa nắm giữ mạng xã hội lớn nhất thế giới, lại vừa có trong tay ứng dụng OTT với nhiều người sử dụng nhất thế giới thì đây lại là một câu chuyện khác. Và với sự kết hợp của 2 công cụ này, Facebook có một nền tảng vững chắc để có thể launch bất cứ sản phẩm nào sau này hãng này muốn.

Và một ngày nào đó nếu Facebook xây dựng thành công hệ sinh thái này thì có thể lúc đó tất cả những gì bạn cần làm, mạng xã hồi này đều sẽ có thể cung cấp cả và bạn sẽ không cần phải bước chân ra khỏi hệ sinh thái đó. Lúc đó có lẽ người ta sẽ không còn gọi là mạng internet nữa mà sẽ gọi là Facenet hay Facebooknet.

Lạm bàn về hệ sinh thái Facebook đến đây kết thúc. Nếu bạn có ý kiến hay suy nghĩ gì về chủ đề này thì hãy nêu ý kiến nhé.

Facebook Comments

Tác giả:

Experienced in high level strategy roles. Business consultant, high-profile speaker & key opinion leader, founder of Vietnam's most active marketing community. 10 years experience in digital marketing, customer acquisition & retention, go-to market strategy, programmatic, martech, adtech, etc. Good understanding about technology platforms, especially e-commerce / marketplace, online ride-hailing & delivery.

One thought on “Hệ Sinh Thái Facebook Hoàn Hảo Đang Hình Thành?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Name *
Email *
Website