Home » Digital Marketing » Facebook E-commerce, Amazon và Google có Nên Lo Ngại?

Facebook, Google và Amazon lần lượt là 3 công ty lớn nhất trong ba mảng là mạng xã hội, tìm kiếm và e-commerce. Người mua hàng sẽ thường là lên Google để tìm kiếm thông tin về các dịch vụ và sản phẩm mà họ muốn mua, sau đó họ sẽ vào Amazon để thực hiện việc mua bán này. Facebook thì từ lâu đã là kênh mà những người bán dịch vụ và sản phẩm sử dụng để tiếp cận và tương tác với các khách hàng tiềm năng, tăng khả năng bán hàng. Nhưng Facebook không phải là một website e-commerce, khách hàng không thể mua hàng trực tiếp thông qua Facebook được. Tuy nhiên, với sự phát triển về các tính năng hỗ trợ mua bán của Facebook gần đây, điều này có thể thay đổi và một xu hướng mới có thể sẽ bắt đầu. Bài viết này muốn tóm gọn lại những nâng cấp của Facebook là gì, những thay đổi này có tác động như thế nào tới 2 người khổng lồ khác là Amazon và Google và nêu lên suy nghĩ của tác giả về xu hướng thú vị sắp tới.

Facebook và những bước tiến vào lĩnh vực E-commerce

Quy trình thâm nhập vào lĩnh vực E-commerce của Facebook không đột ngột mà thực ra đã được tiến hành từ từ trong suốt thời gian qua. Trong vòng vài tháng trở lại đây, Facebook đã và đang liên tục thêm những tính năng cho phép / hỗ trợ người sử dụng dễ dàng mua bán hơn trên mạng xã hội này. Các tính năng mới này bao gồm:

1. Carousel ads

facebook_carousel_ads_001.gif

Nguồn: facebook

Facebook cho ra mắt định dạng carousel ads (hay còn gọi là multi-product ads) cho phép 3 – 5 hình ảnh được hiển thị, mỗi hình ảnh dẫn tới một trang khác nhau trên website. Định dạng này cho phép người bán hàng trưng bày nhiều sản phẩm khác nhau để thu hút sự chú ý của người mua hàng. Carousel ads này rất được các người bán hàng ưa chuộng và sử dụng vì tính hiệu quả của nó. Mới đây Facebook đã cập nhật thêm cho định dạng này bằng cách cho phép bên cạnh hình ảnh thì bạn còn có thể chèn video (auto play) vào làm thumbnail đầu tiên cho carousel ads.

2. Immersive mobile ads

Facebook hiện đang thử nghiệm định dạng quảng cáo chiếm nguyên màn hình trên các thiết bị di động. Khi người dùng thấy các quảng cáo này và bấm vào thì sẽ hiện lên toàn màn hình các hình ảnh, nội dung hay video mà brand muốn cho khách hàng xem. Vì định dạng quảng cáo này là native trên Facebook nên tốc độ load và hiển thị cũng sẽ nhanh hơn nhiều. Hiện nay định dạng quảng cáo này chỉ đang được thử nghiệm với một số brands nhất định chứ chưa phổ biến. Với định dạng này ta có thể thấy nó sẽ có thể rất hiệu quả để hỗ trợ những nhà quảng cáo trong việc bán hàng, bán sản phẩm trong đó họ cần trưng ra nhiều sản phẩm để lựa chọn.

3. Saved replies

facebook-saved-replies-02.png

Một tính năng của Facebook hỗ trợ những người quản lý fan page là Saved Replies cho phép bạn lưu lại một số câu trả lời thông dụng để có thể nhanh chóng sử dụng khi trả lời các liên hệ của khách hàng. Tính năng này sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho những người quản lý fan page khi phải thường xuyên trả lời khách hàng những câu hỏi được lập đi lập thường xuyên. Các replies này có thể được cá nhân hóa bằng cách tự động thêm thay thế các placeholder định sẵn bằng các thông tin định trước (như là trong email). Ví dụ như tên và họ khách hàng, tên và họ admin hay URL website, số điện thoại và địa chỉ. Bạn cũng có thể tìm kiếm và sử dụng các Saved Replies này một cách dễ dàng ngay cả khi đang trả lời khách hàng.

4. Buy button

shopify-facebook-buy-button.jpg

Nguồn: Facebook

Facebook hiện đang thử nghiệm tính năng cho phép mua hàng trực tiếp bằng cách click vào nút Buy trên quảng cáo / post sản phẩm mà không cần phải rời khỏi mạng xã hội này. Việc này giúp giảm bớt khả năng người dùng bỏ đi trong quá trình đi từ Facebook qua website để thực hiện việc mua hàng, làm tăng conversion rate và thu hút những người bán hàng đến với kênh này. Facebook cũng vừa thông báo hỗ trợ tính năng buy button này đến với nhiều người hơn thông qua Shopify – một platform e-commerce có tính năng bán hàng trên Facebook.

5. Local awareness

facebook-call-now.gif

Nguồn: Facebook

Facebook vừa update thêm tính năng call cho người dùng trong Local Awareness ads, một dạng quảng cáo dành riêng cho các doanh nghiệp địa phương. Với quảng cáo sử dụng call button, khách hàng có thể bấm và liên lạc ngay với bạn đề hỏi về dịch vụ, sản phẩm mà bạn đang bán. Ngoài ra local awareness cũng cho phép người dùng tìm thấy vị trí cửa hàng bằng cách hiển thị bản đồ từ nơi bạn đang đứng cho tới cửa hàng trong quảng cáo.

6. Group “bán hàng”

facebook-group-selling.png

Các group bán hàng cho phép các thành viên ngoài việc hoạt động và chia sẽ như một group bình thường thì còn có thể đăng tải và rao bán các sản phẩm vào trong groups. Khi tạo một sản phẩm để bán thì bạn có thể chọn điền tên sản phẩm, mức giá, và địa điểm bán sản phẩm ngoài việc upload ảnh và viết giới thiệu cho sản phẩm.

7. Nâng cấp Facebook pages cho mobile

 facebook-page-tab.gif

Nguồn: Facebook

Facebook đã thông báo rằng họ sẽ cập nhật giao diện của fan page trên mobile với các cải tiến nhằm giúp cải thiện hiệu quả các pages và tăng trải nghiệm người dùng tốt hơn. Có 2 cải tiến lớn đó là: mang nút CTA vào ngay giữa, làm cho nó nổi bật hơn và thêm phần Sections cho pages. Cải tiến đầu tiên sẽ giúp những người đang theo dõi fan page có thể dễ dàng thấy và liên hệ cũng như tìm hiểu về fan page đó hơn. Cải tiến thứ hai sẽ mang đến khả năng cho phép fan page có thể hiển thị những tab phù hợp với công việc kinh doanh của mình, ví dụ một cửa hàng có thể trưng bày các sản phẩm trong phần Shop (hợp tác cùng Shopify) hay các công ty dịch vụ có thể hiển thị danh sách dịch vụ trong mục Services.

Facebook dự định sẽ đưa tính năng này ra tất cả các fan pages trong các tuần tới và cũng sẽ thêm các tab khác nhau trong sections để phục vụ các fan pages có mục đích khác nhau.

8. Autofill

facebook-autofill.jpg

Nguồn: Facebook

Một trong những điều khiến bạn bực bội nhất khi mua hàng trên điện thoại di động có lẽ là việc phải điền các thông tin mua hàng như thẻ credit card này nọ một cách dài dòng và rất tốn thời gian. Đó là một trong những lý do khiến tỉ lệ convert của bán hàng trên điện thoại có phần thấp hơn desktop. Biết được điều đó, Facebook đã hợp tác với e-commerce platofrm Ecwid để cho phép tự động điền các thông tin mua hàng khi mua bán trên Facebook. Việc này sẽ giúp cải thiện hơn conversion rate cho những người bán hàng qua mạng.

9. Local market

facebook-local-market2.jpg

Nguồn: Facebook

Một số người dùng Facebook cho biết đã thấy có tính năng Local Market xuất hiện khi sử dụng mạng xã hội này. Tính năng này có vẻ như vẫn còn đang trong giai đoạn beta thử nghiệm và cho phép người mua và bán có một cái chợ được sắp xếp một cách trật tự hơn vào từng mục. Tính năng này được cho rằng có bao gồm khả năng tìm kiếm tích hợp cũng như khả năng cho phép người dùng tự điều chỉnh những gì họ muốn thấy trong Local Market bằng cách lựa chọn các collections khác nhau. Có vẻ như Local Market tập trung vào việc buôn bán của những người trong cùng một khu vực như thành phố hoặc huyện và tự động gom các sản phẩm vào các mục khác nhau.

10. Và những bước đi sắp tới…

Với những bước đi rất rõ ràng và có định hướng như trên ta có thể dễ dàng thấy được tham vọng của Facebook trong việc chiếm lĩnh thị trường e-commerce đầy tiềm năng này. Những gì Facebook sẽ làm sắp tới chắc chắn sẽ chỉ củng cố thêm điều này. Một số thứ chúng ta có thể dễ dàng nghĩ tới như việc thêm nút mua hàng vào các hình ảnh trong album của người dùng, tính năng quản lý hàng hóa mua – bán, tính năng tạo website bán hàng trên fanpage, add to basket, wishlist v.v…

facebook-monthly-users.png

Facebook có 1,5 tỷ người dùng hàng tháng. Nguồn: statista.com

Sức mạnh của Facebook nằm ở chỗ số lượng người dùng active và thời gian họ dành cho trang này là rất lớn. Với gần 1,5 tỷ người dùng active hàng tháng, với nhiều người trong số đó có kinh doanh riêng thì rõ ràng mạng xã hội này sẽ dễ dàng trở thành một kênh mua bán rất tấp nập nếu họ có thể biến việc kinh doanh trên mạng trở nên dễ dàng hơn. Với Facebook, những người bán hàng nhỏ lẻ có thể loại bỏ được việc phải có một website riêng và tốn chi phí, thời gian cũng như cần có kiến thức kỹ thuật để duy trì nó. Facebook lúc này sẽ trở thành vừa là một nền tảng, vừa là một khu chợ khổng lồ nơi tất cả mọi người đều có thể buôn bán được. Cùng với tính năng tìm kiếm vừa được cập nhật, giúp việc tìm kiếm hàng hóa mua bán dễ dàng hơn, Facebook hoàn toàn có khả năng trở thành một người khổng lồ trong mảng e-commerce chỉ với một thời gian ngắn.

Facebook vs Amazon vs Google

Nếu Facebook chuyển mình thành công và trở thành một kênh e-commerce nơi mà tất cả mọi người đều có thể bán hàng được thì lúc này người bị ảnh hưởng lớn nhất có lẽ sẽ là Amazon. Là website e-commerce lớn nhất thế giới với mục đích kết nối tất cả người bán và người mua thì nếu một món hàng được bán trên mạng mà không xảy ra trên Amazon thì đó là một phần lợi nhuận mà lẽ ra phải là của hãng này. Và với tính chất của Facebook, nút mua hàng trên mạng xã hội này có tiềm năng tạo ra được những đơn hàng mang tính cảm tính cũng như những đơn hàng với số lượng lớn được dự trù trước bên ngoài Amazon. Nếu Facebook cập nhật và mở rộng các tính năng bán hàng mới ra với người dùng phổ thông thì chắc chắn sẽ là một mối đe dọa với Amazon (cũng như mọi website e-commerce khác).

facebook_e-commerce

Còn về phần Google, dù không có tham gia trực tiếp trong mảng e-commerce nhưng một phần khá lớn lợi nhuận quảng cáo của Google đến từ các từ khóa sản phẩm khi người dùng tìm kiếm sản phẩm để mua trên mạng thông qua bộ máy tìm kiếm này. Nhưng từ lâu Google đã bị cạnh tranh bởi chính những trang bán hàng và dịch vụ như Amazon cho việc tìm kiếm này do người dùng thay vì vào Google để tìm sản phẩm thì họ sẽ vào trực tiếp các trang bán hàng để tìm kiếm (vấn đề này cũng đã được đề cập trong một bài viết trước đây). Việc này kéo người dùng khỏi bộ máy tìm kiếm này và trực tiếp ảnh hưởng đến doanh thu quảng cáo của Google. Đương nhiên khi Facebook bước vào cuộc chơi e-commerce và mảng tìm kiếm như đã nói ở trên thì lúc này Google sẽ có thêm một đối thủ nữa để lo ngại bên cạnh Amazon. Ngoài ra, Google đang đối mặt với những khó khăn đến từ tìm kiếm trên điện thoại di động vốn có hành vi người dùng hoàn toàn khác so với desktop. Trên điện thoại thì việc gõ từ khóa để tìm kiếm và chuyển qua lại giữa các tab trên trình duyệt là không tối ưu trong khi người dùng có thể mở ứng dụng Amazon (hoặc Facebook) và tìm kiếm một cách nhanh hơn, dễ dàng hơn. Điều này chắc chắn là không tốt cho Google khi mà năm 2015 là năm mà số lượng người dùng mobile đã chính thức vượt qua số người dùng trên desktop khi tìm kiếm.

Hiện nay vẫn còn quá sớm để nói được gì khi những tính năng về e-commerce của Facebook vẫn chưa hoàn toàn hoàn chỉnh và tính năng tìm kiếm của mạng xã hội này chắc chắn vẫn cần nhiều chỉnh sửa trước khi nó có thể được nhiều người sử dụng hơn. Ngoài ra, thói quen lâu nay của người dùng khi sử dụng Google để tìm kiếm, Amazon để mua hàng vẫn là thứ chưa thể thay đổi ngay lập tức nên thực tế tại thời điểm này Amazon và Google không cần phải cảm thấy bị đe dọa bởi mạng xã hội này. Tuy nhiên nếu 2 người khổng lồ này không nhanh chóng có những cải tiến hoặc định hướng mới thì có khả năng một lúc nào đó Facebook sẽ vượt mặt cả 2 công ty này trong 2 mảng mà họ vốn đang độc chiếm hiện nay. One Facebook to rule them all ~ liệu đó có thể nào là tương lai sắp tới?

Bạn nghĩ sao về xu hướng này? Hãy để lại nhận xét.

Facebook Comments

Tác giả:

Experienced in high level strategy roles. Business consultant, high-profile speaker & key opinion leader, founder of Vietnam's most active marketing community. 10 years experience in digital marketing, customer acquisition & retention, go-to market strategy, programmatic, martech, adtech, etc. Good understanding about technology platforms, especially e-commerce / marketplace, online ride-hailing & delivery.

3 thoughts on “Facebook E-commerce, Amazon và Google có Nên Lo Ngại?

  1. Kha viết:

    hay… cảm ơn bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Name *
Email *
Website