Home » Digital Marketing » Những Phương Thức Quảng Cáo Có Thể Bạn Chưa Biết

Ngày nay khi nói đến quảng cáo trên các kênh Digital thì thông thường mọi người sẽ nghĩ đến các phương thức quảng cáo phổ biến như paid search, Facebook ads, display ads, email, v.v… Tuy nhiên cùng với sự phát triển của công nghệ và các xu thế mới, rất nhiều các phương thức quảng cáo mới cũng ra đời nhằm phục vụ cho các nhu cầu quảng cáo khác nhau. Các phương thức quảng cáo được nêu trong bài viết có cái tương đối mới, có cái không hẳn là mới và có cái thì chuyên về việc hỗ trợ sự kiện, có cái thì hỗ trợ bán hàng nhưng đều có điểm chung là tương đối chưa phổ biến lắm tại thị trường Việt Nam và hiểu biết của những marketers về chúng thấy tương đối còn ít.

Mục đích của bài viết là để giới thiệu thêm về các phương thức quảng cáo này chứ không có ý định so sánh chúng về mặt hiệu quả hoặc chi phí với các kênh quảng cáo phổ biến vì mỗi loại phục vụ một nhu cầu khác nhau. Sau đây hãy cùng điểm qua các dạng thức quảng cáo này:

Augmented Reality – Thực tại tăng cường

Augmented reality (AR) về định nghĩa là phủ thêm một lớp hình ảnh, nội dung ảo lên trên bề mặt của các cảnh vật thực tế và có khả năng tương tác với các nội dung ảo đó thông qua các triggers (có thể là một động tác hay một nút bấm vật lý) được lập trình sẵn.

Để hiểu Augmented Reality là như thế nào thì có thể xem qua clip sau đây của Microsoft giới thiệu về Hololens – kính đeo AR mà họ đang phát triển:


Kính đeo Hololens cho phép người dùng có thể tương tác ngay trên thời gian thực

Việc vận dụng AR vào quảng cáo đã xuất hiện từ những năm 2011 – 2012, nổi bật có thể kể đến các event quảng cáo của National Geographic tại các Mall:


Augmented Reality bởi National Geographic tại một trung tâm mua sắm ở Hungary

Xem thêm các clip AR khác thực hiện bởi National Geographic tại đây

Pepsi cũng có một chương trình quảng cáo bằng AR khá ấn tượng năm 2014 cho sản phẩm Pepsi Max:


Pepsi quảng cáo bằng công nghệ Augmented Reality ở các trạm xe bus

Tại Việt Nam cũng đã có một số các case studies thực hiện bởi một số hãng như AXE và BMW:


Augmented Reality được thực hiện bởi AXE Việt Nam tại một event


Augmented reality được BMW áp dụng tại chương trình Vietnam Motor Show 2013

* Vietnam Motor Show 2014, BMW cũng có làm AR nhưng tiếc là không có clip quay lại.

AR thường được dùng trong các event như một hoạt động tạo buzz, thu hút sự chú ý trong event và tăng nhận thức thương hiệu. Các quảng cáo AR hiện nay thường có chi phí tương đối cao vì: phải chi cho việc thuê các thiết bị thuê và lập trình các animation, các hiệu ứng. Chi phí tùy thuộc phần lớn vào sự phức tạp của concept, càng phức tạp thì chi phí càng cao.

Ngoài ra AR cũng có thể được áp dụng trên các sản phẩm in ấn, tạp chí, poster dưới dạng scan để tạo ra các ấn phẩm có thể tương tác được. Hiện nay tại Việt Nam một số ít tạp chí đã bắt đầu thử ứng dụng công nghệ scan AR này có thể kể đến như Kilala. Tương tự như QR code, để scan AR người dùng sẽ phải download một ứng dụng về và sử dụng tính năng scan để xem được các nội dung được gắn trong các ấn phẩm đó.


Augmented reality được ứng dụng trong việc tạo ra một bộ lịch tương tác giới thiệu về các nước ASEAN

** Ngoài lề: cần phân biệt giữa Augmented Reality (thực tại tăng cường) và Virtual Reality (thực tại ảo) vì đây là 2 khái niệm khác nhau mà nhiều người vẫn hay nhầm lẫn. Augmented reality là dựa trên thực tại đang có và áp thêm một lớp phủ bên trên đó còn Virtual Reality là người dùng sẽ trải nghiệm một thế giới ảo hoàn toàn không phụ thuộc trên thực tế nhưng lại có cảm giác là như thật. Tiềm năng về quảng cáo trên Virtual Reality? Xem qua bài viết các thiết bị Wearable.

Interactive Floor / Sàn Tương Tác

Công nghệ này áp dụng khả năng theo dõi tương tác và các cử chỉ của người dùng và sau đó các máy chiếu sẽ phát các hiệu ứng được gắn với các hoạt động này lên các hình ảnh đang được chiếu trên một bề mặt nào đó (sàn nhà, bức tường) để tạo ra cảm giác người dùng đang tương tác với hình ảnh đó.


Interactive Floor – hoa tự động tách ra trên đường khi có người bước lên đó


Interactive Floor – cũng có thể áp dụng để tạo ra các game tương tác thú vị

Cũng như AR, Interactive Floor vốn được sử dụng chủ yếu trong các chương trình như một buzz event thu hút sự chú ý của mọi người, tạo ấn tượng về brand có thể kết hợp để là một phần trong một chương trình tương tác lớn hơn. Chi phí của Interactive Floor cũng thường không nhỏ do chi phí thiết bị, lắp đặt và lập trình nhận diện các cử động, các hiệu ứng và chi phí thường phụ thuộc vào concept mà brand muốn làm.

Beacon

Beacon là công nghệ được tạo ra để giúp cho người bán hàng / quảng cáo có thể đưa các thông tin đến với khách hàng đúng thời điểm, đúng nơi và đúng ngữ cảnh. Hoạt động thông qua ứng dụng di động và sóng Bluetooth, Beacon có thể giúp khách hàng thấy các thông tin chi tiết về sản phẩm, các khuyến mãi mà sản phẩm đó có ngay khi họ đang quan tâm tới sản phẩm đó.


Beacon mang đến khả năng tiếp cận khách hàng theo ngữ cảnh

Beacon có thể được ứng dụng không chỉ vào việc hỗ trợ cuộc sống mà còn có thể giúp hỗ trợ bán hàng, hỗ trợ khách hàng, cho tới quảng cáo theo ngữ cảnh tùy theo nhu cầu và thiết lập của người sử dụng. Hiện tại Việt Nam đã có công nghệ này nhưng vẫn chưa thấy brand nào sử dụng trong việc quảng cáo hoặc bán hàng.

Broadcast Cell + Flash SMS

Dạng quảng cáo thông qua SMS vốn không mới tuy nhiên đòi hỏi nhà quảng cáo phải có cơ sở dữ liệu, danh sách số điện thoại để gửi và đôi khi các danh sách này là mua và không hiệu quả. Broadcast cell là một phương thức mới được cung cấp bởi các công ty viễn thông như Viettel cho phép phát sóng một nội dung đến với người dùng ở một khu vực mong muốn, chính xác tới tới cấp độ quận (thậm chí phường) và có thể chọn một điều kiện phụ thêm như chi phí sử dụng điện thoại của người dùng hàng tháng, giới tính. Như vậy không cần phải có danh sách khách hàng, chỉ cần xác định khu vực thì tất cả những người đang ở trong khu vực đó và thỏa điều kiện phụ thêm sẽ nhận được tin nhắn.

flashsms-intro.jpg

Phát các tin nhắn quảng cáo đến người dùng ở một khu vực, chính xác tới cấp độ quận

Không chỉ dừng ở đây, kết hợp với Flash SMS, người quảng cáo có thể tạo ra nhiều kịch bản để tương tác với khách hàng ngay trên điện thoại.

flashsms-001.jpg

Sau khi bấm accept trên Flash SMS, người dùng có thể nhận tiếp một tin nhắn SMS follow up, một MMS (video, hình ảnh) hay USSD code

flashsms-002.jpg

Sau khi bấm accept trên FlashSMS, người dùng có thể tiếp tục với một chuỗi các hoạt động khác được định sẵn. Trong trường hợp này là chọn đặt vé.

Tương tự như SMS, Flash SMS có thể được dùng để như một phương thức quảng cáo dạng push nhưng có lợi thế hơn là khả năng target chính xác hơn về mặt địa điểm và đồng thời có thể tương tác được ngay lập tức. Ngoài ra Flash SMS cũng là một cách tốt để tạo ra buzz nhằm hỗ trợ cho event, ví dụ chạy Flash SMS cho những người ở khu vực xung quanh nơi diễn ra event và mời họ tới tham dự.

Xem thêm: Quảng Cáo Trên Các Ứng Dụng OTT

Surf Marketing

Surf marketing dựa trên cơ sở rằng có khoảng 10% những truy suất dữ liệu khi tìm kiếm trên mạng của bạn là sai, ví dụ như gõ tên domain sai, bấm vào 1 đường links sai hoặc không hoạt động (gọi chung là bad request). Trong các trường hợp bad request này thì người dùng thường sẽ nhìn thấy một màn hình báo lỗi và phải kiểm tra lại xem mình đã gõ sai gì và thực hiện lại request đó. Surf marketing sẽ thay thế phần màn hình báo lỗi đó bằng một landing page có chứa các quảng cáo của các nhà tài trợ hoặc các dịch vụ có liên quan. Dựa vào cơ sở phân tích từ khóa, ngôn ngữ khách hàng gõ vào mà bên cung cấp dịch vụ Surf Marketing sẽ cho hiển thị những mẫu quảng cáo phù hợp nhất.

surf-marketing.png

Surf marketing là một kênh mới để các nhà quảng cáo có thể trưng bày banner của mình đến người dùng.

Surf marketing hướng tới việc cung cấp các quảng cáo có thể hữu ích cho người dùng khi họ tìm kiếm sai và đồng thời cung cấp thêm một kênh để giúp các nhà quảng cáo tiếp cận người dùng. Tuy nhiên sự hiệu quả của kênh quảng cáo này sẽ phụ thuộc rất nhiều và khả năng phân tích từ khóa và cung cấp các quảng cáo phù hợp nhất vì nếu không thì người dùng sẽ chẳng buồn bấm các quảng cáo được hiển thị đó.

Bạn đọc nào cần thông tin liên hệ về nhà cung cấp các dịch vụ được nêu trong bài viết để tham khảo thêm thì có thể liên hệ tác giả. Nếu bạn biết thêm những phương thức quảng cáo nào có trên thị trường nhưng chưa được nêu trong bài viết thì có thể nêu thêm bên dưới comment.

Facebook Comments

Tác giả:

Experienced in high level strategy roles. Business consultant, high-profile speaker & key opinion leader, founder of Vietnam's most active marketing community. 10 years experience in digital marketing, customer acquisition & retention, go-to market strategy, programmatic, martech, adtech, etc. Good understanding about technology platforms, especially e-commerce / marketplace, online ride-hailing & delivery.

10 thoughts on “Những Phương Thức Quảng Cáo Có Thể Bạn Chưa Biết

  1. caseovnNhut viết:

    Bài này hay lắm !

  2. nguyen đình hà viết:

    ad có thể cho mình thông tin những nhà cung cấp của Broadcast Cell + Flash SMS và Surf Marketing được không ?sdt of minh là 0901 480 597 nguyễn hà

    1. Hi Hà,
      Surf Marketing hiện nay ở VN đã không còn dịch vụ nữa. Công ty cung cấp dịch vụ đó trước đây đã không còn hoạt động.
      Cho Flash SMS thì Tú đã gửi thông tin.

      1. Nguyễn Thanh Bắc viết:

        ad có thể cho thông tin nhà cung cấp Broadcast Cell + Flash SMS được ko ạ Thank ad

      2. hong hoang viết:

        ib mình với ạ mình muốn tìm hiểu về flash sms ạ

  3. Phương Lại viết:

    thanks ads đã chia sẻ những kiến thức rất hữu ích

  4. Mai Phương viết:

    Hi anh Tú,

    Anh share giúp em thông tin nhà cung cấp của Broadcast Cell & Flash SMS được không anh? Em cảm ơn anh Tú nhiều.

  5. Yen Nguyen viết:

    Những hình ảnh mà anh sử dụng ở phần Broadcast cell SMS & Flash SMS là hình của em vẽ, xin hỏi anh cắt ra từ bản chào nào vậy? 😀

    1. Hi em, vậy chắc em từng làm bên Gapit hoặc một agency sms nào đó anh không nhớ vì cũng lâu rồi. Cái này anh lấy hình screenshot từ cái 1 proposal của agency đó gửi cho anh chào mời dịch vụ này. Em có cần anh điều chỉnh gì về nội dung không? Hình ảnh anh không claim là của mình, watermark trên hình chẳng qua là thời điểm đó blog có plugin watermark tự động in vào tất cả hình. Nếu em không đồng ý thì anh sẽ bỏ hình này và tìm hình khác thay thế (trên Google). Thanks em.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Name *
Email *
Website