Measure What Matters – Graphic Summarization
Đợt rồi nhiều công việc, nên gần 2 tháng mới tóm tắt được thêm một cuốn sách nữa vì gần như ngày nào cũng thức đến khuya, chỉ còn một vài tiếng cuối tuần để làm. Cuốn sách mình chọn tóm tắt lần này là Measure What Matters của John Doerr, nội dung nói về OKR – Objectives & Key Results – một cách thức quản lý công việc hiện đang được sử dụng bởi rất nhiều công ty lớn trên thế giới, điển hình có Google, Adobe, Intuit, v.v… Lý do mình chọn cuốn sách này là vì trong khoảng hơn hai năm vừa rồi mình dành khá nhiều công sức để cải thiện khả năng quản lý công việc cá nhân, lãnh đạo nhóm cũng như nâng cao hiệu suất làm việc của những người mình làm việc chung. Mình biết đến OKRs khoảng hơn một năm trước khi đọc quyển sách này và bắt đầu tập áp dụng cách thiết lập mục tiêu làm việc với OKRs, tập cách theo dõi và đánh giá hiệu quả công việc bằng các chỉ số rõ ràng hơn. Không phải là trước đây không làm vậy nhưng OKRs có một số đặc trưng nhất định khiến nó hiệu quả hơn, rõ ràng hơn trong quá trình làm việc đội nhóm. OKRs phù hợp cho các tổ chức từ startup cho đến tập đoàn vì nói đúng hơn nó không chỉ đơn thuần là một phương thức đặt mục tiêu, quản lý mà nó còn là một tư duy và cách suy nghĩ, do đó nó không (nên) bị giới hạn bởi các lô cốt trong vận hành.
Measure What Matters giới thiệu về OKRs, giải thích cách thức vận hành và những nguyên lý cơ bản của OKR – Objectives (What) và Key Results (How) và dựa trên các nguyên lý đơn giản này để thiết lập mục tiêu và cải thiện hiệu quả làm việc của đội nhóm. OKRs không phải là thứ mà bạn chỉ đơn thuần đặt ra rồi để đó mà nó tự thành công. Cũng như bất cứ loại công cụ nào khác, nó đòi hỏi quyết tâm “chính trị” từ những người đứng đầu của tổ chức cùng tin tưởng và hướng tới việc đưa OKR vào quá trình vận hành. Một quá trình như vậy có thể kéo dài từ 6 đến 18 tháng tùy theo team và đội ngũ cũng như ngành nghề. John Doerr là người khá nổi tiếng với câu nói “Ideas are easy. Execution is everything” và quả thực đi làm càng lâu, bạn thấy câu nói này càng đúng và chính xác, đặc biệt là với những người quản lý đội nhóm hay dự án. Một yếu tố cũng cực kỳ quan trọng nữa trong việc quyết định sự thành công hay thất bại của việc ứng dụng OKRs đó chính là văn hóa đội ngũ. Như câu nói của Peter Drucker: “Culture eats strategy for breakfast”. Do đó việc ứng dụng quy trình quản lý phải đi song song với việc thay đổi và cải thiện văn hóa đội ngũ nếu không thì thất bại sẽ là chắc chắn.
Như các graphic summarization khác, bạn có thể xem nội dung trên Lucidchart hoặc có thể download ảnh chất lượng cao:
Link Lucidchart
Bản thân Tú đã có dịp ứng dụng thử OKR, vừa học, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, vừa cải thiện và tối ưu trong khoảng 1 năm qua và đã nghiệm ra được nhiều thứ. Tú sẽ viết thêm 1 nội dung chi tiết về cách triển khai OKR từ góc độ và kinh nghiệm của cá nhân cũng như những sai lầm nên tránh. Ngoài ra trong nội dung đó cũng sẽ chia sẻ thêm về các công cụ giúp quản trị OKR một cách hiệu quả hơn. Nhưng sẵn tiện Tú cũng muốn setup một buổi coffee talk bao gồm những người đã có kinh nghiệm hoặc dự định ứng dụng OKR vào việc quản lý để giao lưu và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Ai có hứng thú thì comment lại dưới post này. Tú sẽ lập nhóm để hẹn hò.
Chúc các bạn một ngày hiệu quả.
Em đăng kí 1 chân hẹn hò với anh ^^