Home » Digital Marketing » 13 Xu Hướng Digital Trong Năm 2016 Tại Việt Nam

Năm 2015 đã sắp kết thúc và một năm mới sắp đến, hãy cùng Conversion.vn nhìn nhận một số xu hướng digital mới có thể sẽ là chủ đạo trong năm 2016. Những xu hướng này có cái đã bắt đầu từ năm 2015 hoặc có khi là từ trước đó nhưng năm 2016 có thể sẽ là thời điểm chúng cất cánh và có sự ảnh hưởng lớn hơn. Các xu hướng về công nghệ và quảng cáo này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến bạn, một digital marketer. Bạn đã sẵn sàng để tiếp nhận chúng chưa và bạn có chuẩn bị gì để tận dụng chúng trong chiến lược quảng cáo của mình sắp tới đây? Dưới đây là 13 xu hướng mà theo người viết sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cách thức mà các thương hiệu có thể tương tác cũng như tiếp cận người dùng trong quảng cáo:

1. Facebook service search – Tìm kiếm dịch vụ trên Facebook

 

Tận dụng sức mạnh social của mình, Facebook đã thực hiện 1 bước tiến vào mảng tìm kiếm dịch vụ cạnh tranh trực tiếp với các trang web về dịch vụ classified ads (gọi chung là rao vặt). Đây thực sự là một tin tức gây chấn động vì thực chất với khà năng của mình, Facebook có thể trở thành một đối thủ đáng gờm trên phương diện này.

Từ góc độ là một marketer: nếu trong năm 2016, tính năng này được Facebook thúc đẩy mạnh mẽ thì có lẽ đã đến lúc bạn cần nhìn nhận lại về các kênh mà brand bạn muốn xuất hiện. Đặc biệt là các brands về nhà hàng, khách sạn, các địa điểm ăn uống. Bên cạnh việc xuất hiện trên các kênh thường trực như Foody, Agoda, iVivu, TripAdvisor, v.v… thì lúc này bạn sẽ cần phải xem xét để đảm bảo brand của mình cũng nằm trên kết quả tìm kiếm của Facebook khi người dùng tìm kiếm các từ khóa tương ứng.

2. Facebook search engine – tìm kiếm thông tin trên Facebook

 

Facebook có tiềm năng cạnh tranh với Google và thống trị mảng tìm kiếm hay không? Hoàn toàn có thể. Phần này đã được phân tích sâu trong bài viết FSO – Facebook Search Optimization, bạn có thể xem để hiểu thêm.

Từ góc độ là một marketer: lúc này Facebook đang dần hoàn thiện tính năng tìm kiếm của mình và có lẽ đã đến lúc ngoài SEO thì có lẽ bạn còn cần phải nghĩ thêm đến FSO – Facebook Search Optimization, làm sao để thương hiệu của bạn sẽ xuất hiện cao hơn trên các kết quả tìm kiếm liên quan.

3. Facebook Messenger integration – khi OTT lên ngôi

 

 

Chủ đề này cũng đã từng được nói chi tiết trong một bài viết cách đây không lâu. Facebook đang bắt đầu công cuộc tích hợp các tính năng của bên thứ 3 vào Facebook Messenger và biến công cụ OTT này trở thành một platform để bắt đầu tấn công các mảng khác nhau. Hiện nay Facebook đang thử nghiệm các tính năng như thanh toán tiền và đặt xe Uber và trong tương lai những ứng dụng khác có thể cũng sẽ được tích hợp vào.

Từ góc độ là một marketer: khi Facebook Messenger trở thành một platform mới thì đây cũng sẽ là lúc bạn sẽ cần phải chú trọng tới nó như một kênh hoàn toàn mới với khả năng mang lại traffic cao và xu hướng người dùng tương đối khác biệt.

4. Facebook E-commerce – bán hàng qua Facebook

facebook-ecommerc_04.jpg

Source: facebook

Facebook đã có những bước chuẩn bị từ lâu để bước chân vào mảng e-commerce như đã được nêu lên tại bài viết này. Các tính năng còn lại để hoàn thiện cho hệ sinh thái của Facebook nhằm tấn công tổng lực vào e-commerce có thể sẽ sớm hoàn thiện vào năm 2016 và lúc đó có thể một phần lớn đơn hàng của bạn sẽ diễn ra trên Facebook chứ không phải chỉ trên website nữa.

Từ góc độ là một marketer: lúc này một trong những khó khăn của bạn có thể đến từ việc đo lường. Nếu một conversion được thực hiện trên website của bạn thì bạn có thể thu thập được data và đo lường được nhưng nếu bán hàng trên Facebook thì có thể sẽ không được như vậy. Ít ra là cho đến thời điểm này vẫn chưa có tính năng hay công cụ nào hỗ trợ việc đo lường trên Facebook.

5. Video 360 độ – tương tác ở một góc độ rộng hơn

 

Video 360 được Youtube cho ra mắt trong năm 2015 và nhanh chóng trở thành một phương thức mới được ưa chuộng để các brands có thể tương tác với các người dùng một cách khác hơn. Đoạn video ví dụ bên trên là một video 360 độ quảng cáo cho bộ phim Paranormal Activity mà trong đó người xem có thể vừa xem vừa xoay và xem nhiều góc độ khác nhau. Cả Youtube và Facebook hiện nay đều đã mở tính năng video 360 cho người dùng (riêng Facebook hiện nay chỉ có trên iOS)

Từ góc độ là một marketer: video 360 độ mở ra cho những người làm quảng cáo khả năng có thể sáng tạo ra những phương thức mới để tương tác với người dùng hơn. Chi phí để mua 1 cái camera 360 giá thành cũng không cao ($300 – $600), ví dụ như Kodak SP360 hay các dòng camera khác được hỗ trợ bởi Youtube. Bạn có thể dễ dàng đặt mua trên Amazon hoặc các trang bán hàng khác.

6. Video live streaming – xem ngay mọi thứ từ xa trong thời gian thực

 

Tính năng live streaming cho phép người xem có thể theo dõi một sự kiện tại bất cứ đâu theo thời gian thực, mà không cần phải có máy quay hay thiết bị vệ tinh phức tạp. Live streaming mang đến một khả năng vô tận mà trong đó mỗi người với chỉ thiết bị di động có thể quay phim được và kết nối mạng được là có thể trở thành một đài truyền hình thu nhỏ. Cả Youtube và Facebook thì hiện nay đều đã cho phép tính năng live streaming. Youtube thì hiện nay nếu muốn live streaming thì cần phải cài đặt phần mềm encoding và configure một chút, với Facebook thì đơn giản hơn nhưng hiện nay Facebook chỉ mới hỗ trợ live streaming cho các điện thoại sử dụng iOS.

Từ góc độ là một marketer: live streaming là một bước tiến lớn về việc truyền tải và chia sẽ video và chắc chắn sẽ làm thay đổi hành vi của người dùng sắp tới đây. Nếu bạn có một chương trình, hội thảo, biểu diễn giờ đây bạn có thể tận dụng live streaming để đưa nó đến nhiều người xem hơn. Hay bạn nên đảm bảo cơ sở hạ tầng wifi tại địa điểm diễn ra chương trình thật ổn định để chắc rằng các khán giả có thể streaming chương trình tới bạn bè họ dễ dàng hơn.

7. Quảng cáo với 2nd party data

Trước khi nói tiếp, bạn cần hiểu:

1st party data: chính là data CỦA BẠN, thu thập từ các kênh, platform và nằm trong database của công ty bạn. Ví dụ khách hàng lên website của bạn và để lại thông tin, đó là 1st party data.
3rd party data: chính là data của một bên khác, công ty khác. Các data này có thể được bán lại để bạn sử dụng cho mục đích quảng cáo của mình.
2nd party data: đây là một dạng thức mới, về bản chất nó chính là data của bạn nhưng bạn sẽ trao đổi data với một bên thứ 3 (trong trường hợp này có thể là Facebook hay Google) và match các data đó để reach được các khách hàng của dịch vụ thứ 3.

facebook-custom-audience.jpg

source: facebook

Facebook từ lâu đã cho người phép các marketers có thể quảng cáo và target với 2nd party data với Custom Audience. Gần đây Google cũng đã mở ra tính năng nay cho những người dùng Adwords với Customer Match. Năm 2016 sẽ là năm mà 2nd party data thực sự nở rộ với sự ứng dụng rộng rãi và phổ biến trên nhiều phương diện.

Từ góc độ là một marketer: cùng với sự phát triển và phổ biến ngày càng rộng rãi của các hệ thống CRM, các công ty đang nắm rõ hơn vòng đời của khách hàng và qua đó tăng thêm sự hữu dụng của việc quảng cáo bằng 2nd party data. Hãy thử tưởng tượng nếu bạn biết được rằng có một nhóm khách hàng đang chần chờ chưa ký kết mua hàng vì cảm thấy giá sản phẩm của bạn hơi cao, bạn có thể export ra danh sách các khách hàng này và đưa vào hệ thống quảng cáo trên Facebook hoặc Google Display với hình ảnh banner quảng cáo là discount thêm cho họ 10% nếu họ mua ngay trong hôm nay. Bằng cách này bạn có thể đưa những quảng cáo với nội dung được tối ưu dành riêng cho đối tượng khách hàng đó giúp cải thiện hơn hiệu quả quảng cáo.

8. App Indexing: SEO cho app lên ngôi?

app-indexing-google.gif

source: technoblog

Đã bao nhiêu lần bạn cài đặt một ứng dụng nào đó vào điện thoại, mở lên 1 lần rồi sau đó quên mất tới sự tồn tại của nó? Google đưa ra tính năng app indexing để giải quyết vấn đề này bằng cách index các thông tin bên trong ứng dụng và chúng có khả năng sẽ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của thiết bị di động nếu nội dung phù hợp. Như ví dụ trên nếu bạn tìm kiếm thông tin về một bộ phim thì ứng dụng IMBD có khả năng sẽ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm và nếu bạn bấm vào đó thì sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

+ Nếu bạn đã cài đặt ứng dụng IMDB thì tự động ứng dụng này sẽ được bật lên và bạn sẽ tự động được đưa tới đúng mục về bộ phim đó.
+ Nếu bạn chưa cài đặt ứng dụng IMDB thì bạn sẽ được dẫn tới trang cài đặt ứng dụng trên Google Play hay App Store và sau khi bạn cài đặt ứng dụng và mở nó lên bạn sẽ được đưa tới đúng mục về bộ phim đó.

Như vậy lúc này app indexing không chỉ giúp mang người dùng quay trở lại cho ứng dụng của bạn mà còn có thể góp phần làm tăng số lượng cài đặt tự nhiên vốn là một chỉ số quan trọng trong ASO (app store optimization), giúp làm cải thiện thứ hạng trên chợ ứng dụng.

Từ góc độ là một marketer: lúc này việc tối ưu hóa ứng dụng từ khâu phát triển để app được Google index và khả năng xuất hiện cao hơn là rất cần thiết. Quá trình này cần được xác định và lên kế hoạch từ bước phát triển nội dung và lập trình cho ứng dụng.

9. Trợ lý điện tử: xu hướng tìm kiếm mới

Cortana-Vs-Siri-Vs-Google-Now.png

Source: google

iOS có Siri, Android có Google Now và Windows Phone có Cortana. Đây là các trợ lý điện tử (digital assistant) đang ngày càng trở nên phổ biến hơn với người dùng. Chúng giúp người dùng tìm kiếm các địa điểm xung quanh, kiểm tra thời tiết, tìm kiếm đường đi, v.v… Điều đặc biệt, các mệnh lệnh tìm kiếm này được thực hiện thông qua giọng nói. Và đây có lẽ sẽ là xu hướng tìm kiếm trong tương lai đơn giản là vì nó tiện lợi và nhanh chóng hơn nhiều so với việc phài gõ từ khóa tìm kiếm vào trình duyệt.

Từ góc độ là một marketer: cách thức mà các trợ lý điện tử này hiển thị kết quả cũng tương đối khác biệt so với kết quả tìm kiếm thông thường. Một điểm khác biệt nữa là các từ khóa mà người dùng sử dụng để tìm kiếm trên trình duyệt hay bộ máy tìm kiếm thì cũng hơi khác so với khi tìm kiếm bằng các trợ lý điện tử, một cái là viết, một cái là nói. Vậy có thể khi tiến hành SEO, bạn cần tối ưu hóa nội dung có mang chút phong cách nói để nội dung của mình có khả năng rank cao hơn khi người dùng tìm kiếm bằng giọng nói qua các trợ lý điện tử này?

10. Marketing automation: tự động hóa các tác vụ marketing

marketing-automation.png

Source: freepik

Marketing automation về mặt định nghĩa là việc mà trong đó bạn tự động hóa một số tác vụ marketing được lập đi lập lại nhằm cải thiện hiệu quả thông qua việc kết nối và sử dụng các công cụ marketing. Marketing automation thường được áp dụng cho email, SMS, social, website, tracking, v.v…

Ví dụ: một khách hàng vào website của bạn và để lại thông tin, tự động họ nhận được 1 email welcome. Thông tin của họ được đưa vào CRM kết nối với bộ phận call center và họ sẽ được nhân viên tư vấn liên hệ để hỗ trợ tư vấn, sau khi được tư vấn họ nhận được 1 cái email khác xác nhận về thời gian và địa điểm họ sẽ đến khu dự án để tham khảo thêm. Khoảng vài tiếng trước khi đến thời gian hẹn, một SMS sẽ được tự động gửi đi để nhắc nhở họ. Sau khi họ đến nơi và xem xét về dự án, nói chuyện với nhân viên tư vấn và đi về, khách hàng còn đang băn khoăn về giá. Sau đợt tư vấn, các thông tin phụ thêm của khách hàng (nơi ở, nghề nghiệp, thu nhập, mục đích mua dự án, băn khoăn, v.v…) sẽ được nhân viên tư vấn khai thác và nhập vào CRM. Lúc này tùy theo các thông tin về khách hàng mà sẽ có những nội dung tương tác khác nhau được nhắm tới khách hàng bằng email, sms, quảng cáo. Các khách hàng có thu nhập vừa phải và đang băn khoăn về giá sẽ nhận được các nội dung khác (email newsletters, sms, banner quảng cáo remarketing) so với một khách hàng có thu nhập cao nhưng lại đang băn khoăn về thời gian hoàn thành của dự án.

Từ góc độ là một marketer: thiết lập được một quy trình marketing automation tốt có thể tiết kiệm được của bạn rất nhiều thời gian và đồng thời cải thiện được hiệu quả quảng cáo một cách đáng kể. Với sự phát triển CRM và các công cụ marketing như hiện nay thì năm 2016 marketing automation sẽ trở thành chuẩn mực mà mọi người cùng hướng đến.

11. Omni-channel: trải nghiệm đa kênh

 omni-channel.png

Source: pinterest

Omni-channel là một định hướng mà trong đó bạn tiếp cận khách hàng ở nhiều kênh khác nhau và cung cấp cho họ những trải nghiệm không gián đoạn ở bất cứ kênh nào dù là trên website hay là tại cửa hàng. Một lần nữa hệ thống CRM lại cho thấy tầm quan trọng của nó trong việc giúp bạn xác định được người khách hàng đã để lại thông tin trên website và người đến cửa hàng là một người và nhờ đó tương tác và mang lại cho họ một trải nghiệm hoàn hảo hơn.

Từ góc độ là một marketer: tạo ra một trải nghiệm không gián đoạn trên tất cả các kênh và phương tiện khác nhau cho khách hàng nên là mục tiêu hướng tới của tất cả mọi marketer.

12. Viewable impression là chuẩn mực mới

 viewable-impression.png

source: conversion.vn

Bạn có biết có tới 56% các banner display không bao giờ được nhìn thấy? Bạn có biết rằng Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về tỉ lệ click giả mạo và tỉ lệ click fraud của Việt Nam cao hơn gần gấp đôi so với nước đứng thứ 2 là Canada. Những yếu tố này khiến nhiều người nghi ngờ về chất lượng của inventory display và sự hiệu quả của kênh quảng cáo này. Trong bối cảnh như vậy Google đã đưa ra giải pháp là viewable impression tức là chỉ những mẫu quảng cáo nào có khả năng được nhìn thấy bởi người dùng thì mới được tính. Cách tính viewable impression theo chuẩn IAB hiện nay là ít nhất 50% diện tích của mẫu quảng cáo phải nằm trong tầm hiển thị trong ít nhất 1 giây và với video là ít nhất 2 giây.

Từ góc độ là một marketer: những cải cách này của Google chắc chắn sẽ giúp giảm thiểu bớt tình trạng click fraud hiện nay và cải thiện chất lượng của các inventory. Là một marketer, lúc này chỉ số viewable impression nên là chỉ số thực sự bạn nên dùng để tính toán tỉ lệ CTR, CPM, CPC, CPA chứ không phải là chỉ số impression thông thường nữa.

13. Data scientist là nghề mới cực hot

data-scientist.png

Nguồn: Marketing Distillery

Bạn có một database với vài trăm ngàn khách hàng, mỗi khách hàng có những đặc tính khác nhau tạo nên một cục dữ liệu rất lớn (big data) và đó chắc chắn không phải là cục dữ liệu lớn duy nhất. Còn có dữ liệu về website, về tương tác của người dùng, về traffic, về quá trình bán hàng, giao hàng, etc. Bạn có rất nhiều big data… nhưng rồi sao? Nếu bạn không thể phân tích và lý giải được các data đó thành các con số rõ ràng và chuyển những con số đó thành những giải pháp có ý nghĩa thì big data cũng là vô dụng. Data scientist chính là nhân tố cần thiết để giải quyết việc này.

Các data scientist là những người có đầu óc rất là logic và analytics, với hiểu biết về programming và cơ sở dữ liệu, thông thạo trong việc trích xuất, filter, cắt lớp và sàng lọc các dữ liệu. Họ cũng là những người rất tốt trong việc communication bằng cách hình tượng hóa những con số thành cách biểu đồ, hình ảnh nhằm giải thích cho những người khác, đặc biệt là các sếp, hiểu được về ý nghĩa của các data. Họ cũng là người hiểu rất rõ về business, sản phẩm và quy trình để có thể từ những data và con số đó đưa ra được những giải pháp cụ thể và thiết thực nhằm cải thiện hiệu quả.

Từ góc độ là một marketer: những type người phù hợp làm data scientist hiện nay không dễ tìm nhưng người viết tin rằng nếu những ai có thể đi đầu để trở thành những data scientist thì không ai khác hơn chính là những digital marketer. Các bạn có sẵn những kiến thức về công nghệ, hiểu biết về các dữ liệu và con số và hiểu rõ thị trường, sản phẩm của mình hơn ai hết. Và tôi hiện đang nhìn thấy một lớp các bạn trẻ đang hình thành và phát triển theo hướng đó.

Hi vọng bài viết này hữu ích cho tất cả các bạn. Nếu các bạn có ý kiến gì thì hãy để lại dưới comment.

Happy new year all!

Facebook Comments

Tác giả:

Experienced in high level strategy roles. Business consultant, high-profile speaker & key opinion leader, founder of Vietnam's most active marketing community. 10 years experience in digital marketing, customer acquisition & retention, go-to market strategy, programmatic, martech, adtech, etc. Good understanding about technology platforms, especially e-commerce / marketplace, online ride-hailing & delivery.

9 thoughts on “13 Xu Hướng Digital Trong Năm 2016 Tại Việt Nam

  1. Trang Đinh viết:

    Làm Digital Marketing là phải nắm xu hướng. Cảm ơn Blog của anh rất bổ ích trong việc dẫn dắt Newbie vào nghề Digital Marketing
    Hi vọng sẽ có bài nói về tương lai SEO trong 2016 của anh. Cảm ơn anh Tú 😀

    1. Phú Hồ viết:

      Chính xác luôn.
      đọc những bài này như là mở mang và tìm thấy ánh sáng.

  2. Bài viết tuyệt vời !

  3. Ba Miu Miu viết:

    Năm 2015 mình thấy channel affiliate đã bắt đầu được chú ý nhiều hơn tại VN

  4. Nhật Tân viết:

    Mong chờ ở Omni-channel

  5. Hanh Nguyen viết:

    Bài viết hữu ích. Cảm ơn Tú nhé 🙂

  6. FMF viết:

    Thích nhất blog của anh. Bài viết hay chất lượng mà blog lại không có quảng cáo nào hết.

  7. Tiến Liêu viết:

    Conversion lúc nào cũng có những kiến thức hay, cảm ơn Tú 🙂

  8. Minh viết:

    Tks Tú. Happy to follow you

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Name *
Email *
Website