Lạm bàn một chút về mental models
Mục Lục
Mental models là gì?
Trong một số bài posts trước đây mình từng nhắc đến các mental models nên có một số bạn có nhắn hỏi mình về các khái niệm này và chúng giúp gì được cho quá trình suy nghĩ và quyết định của mỗi người.
Các mental models là các mô hình hoặc khái niệm có thể giúp chúng ta hiểu và định hình rõ ràng hơn thế giới xung quanh chúng ta. Các mental models có thể hữu ích trong việc đơn giản hóa các tình huống phức tạp thành các khái niệm dễ mường tượng hơn và trong một số trường hợp có thể giúp đưa ra các quyết định tốt hơn.
Các mental models rất đa dạng và đi từ một số quy luật / mô hình mà ai ai chắc cũng đã từng nghe qua cho đến những thứ ít người biết hơn.
Những mô hình chắc ai cũng từng nghe qua một lần
1. Quy luật 80/20 hay còn gọi là định luật Pareto (Pareto Principle): quy luật này cho rằng 80% kết quả có thể được tạo ra từ 20% nguyên nhân. Chủ yếu được áp dụng trong kinh doanh, kinh tế, sản xuất, năng suất để ưu tiên những yếu tố quan trọng trong những tình huống nhất định. Định luật này dù hữu hiệu trong nhiều trường hợp và nhiều phạm vi tuy nhiên cần hiểu rằng 80/20 chỉ là một con số tương đối vì trong các tình huống khác nhau thì tỉ lệ phân bổ có thể khác nhau.
2. The Dunbar number, một định luật cho rằng mỗi người chỉ có thể có kết nối và giữ được mối quan hệ tương đối ổn định với một số lượng người nhất định – trung bình là khoảng 150 người. Trong 15 đó, được phân cấp thành các cấp độ với những người thân cận, gia đình, bạn bè thân thiết ở trên cùng và các mối quan hệ thông thường ở các cấp thấp hơn. Định luật này được nhà nhân chủng học Robin Dunbar rút ra được sau khi quan sát xã hội của các nhóm linh trưởng. Và tương tự, như Pareto, con số 150 cũng chỉ là tương đối và khác biệt tùy theo tính cách từng người, hoàn cảnh xã hội, văn hóa, v.v… Tuy nhiên mô hình này hữu ích để hiểu được các thách thức trong việc giữ vững các mối quan hệ và giới hạn xã hội của con người.
3. Tháp nhu cầu Maslow (The Maslow’s Hierarchy of Needs) là mô hình phân chia nhu cầu của con người thành các cấp độ khác nhau với các nhu cầu về sinh tồn ở cấp độ thấp nhất cho đến cao nhất là nhu cầu về tự nhận thức. Mô hình này cho rằng con người sẽ bắt đầu từ những nhu cầu thấp nhất và di chuyển dần lên các nhu cầu ở tầng cấp cao hơn.
4. Mô hình 6 chiếc mũ (6 thinking hats), một mô hình ứng dụng cho việc quyết định theo nhóm trong đó mỗi người sẽ đội một chiếc mũ đại diện cho một khía cạnh khác nhau để tiếp cận vấn đề – nhằm có thể nhìn thấy được vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. 6 cái mũ đó là: mũ trắng (thông tin và sự thật), mũ đen (thận trọng và bảo thủ), mũ đỏ (cảm tính và trực giác), mũ vàng (tích cực và lợi ích), mũ xanh lá (sáng tạo và khác biệt) và mũ xanh dương (quy trình và tổ chức).
5. Mô hình 5H1W (What-When-Where-When-Why-How) tương tự như 6 thinking hats, cũng là một mô hình giải quyết vấn đề bằng cách tiếp cận chúng từ nhiều khía cạnh khác nhau, có thể dùng trong quyết định theo nhóm hay cá nhân. Trong đó 5 chữ W giúp định hình vấn đề một cách bao quát nhất và dựa trên đó đưa ra H(ow) để giải quyết vấn đề. What: vấn đề gì? Where: vấn đề ở đâu? When: khi nào phát sinh vấn đề? Why: tại sao có vấn đề? Who: vấn đề liên quan tới ai? How: làm sao giải quyết vấn đề?
Những mô hình chắc ít người biết hơn
1. Quy luật giá trị giảm dần (the law of diminishing returns) là một mô hình kinh tế mà trong đó cho rằng việc có mối liên hệ giữa đầu vào (thời gian, tiền bạc, công sức, tài nguyên) và đầu ra / kết quả. Cụ thể, đầu vào càng gia tăng thì không có nghĩa là đầu ra cũng sẽ gia tăng tương ứng và đến một thời điểm nào đó thì việc gia tăng đầu vào sẽ tạo ra kết quả giảm dần (diminishing returns). Ví dụ dễ hiểu là khi bạn chạy quảng cáo để bán hàng online, không phải cứ gia tăng tiền quảng cáo thì doanh số bán được sẽ tăng tương ứng mà thường sẽ tới lúc nào đó thì doanh thu từ tiền quảng cáo và bán hàng sẽ giảm dần và cuối cùng là lợi nhuận âm. Quy luật này hữu ích để hiểu được vấn đề đánh đổi trong việc quản trị nguồn lực và ra quyết định kinh doanh.
2. Vroom-Yetton-Jago Decision Model là một mô hình giúp giải thích và hiểu được cách các nhà quản lý đưa ra quyết định như thế nào trong những tình huống có mức độ phức tạp và không chắc chắn khác nhau. Mô hình này cho rằng quyết định có thể được đưa ra dựa theo cấp độ, mức độ liên quan, tính cấp thiết và dựa trên đó hình thành những phong cách lãnh đạo khác nhau. Autocratic 1 (A1): lãnh đạo tự quyết mà không tham vấn ai khác, Autocratic 2 (A2) lãnh đạo thu thập thông tin từ người khác nhưng vẫn là tự quyết định, Consultative (C1): có sự tham vấn của mọi người riêng lẻ, quyết định cuối cùng vẫn là lãnh đạo, Consultative 2 (C2): mọi người tham gia vào quá trình ra quyết định và trao đổi cùng nhau nhưng quyết định cuối cùng vẫn là lãnh đạo, Collaborative (G2) lãnh đạo cho mọi người tham gia vào quá trình trao đổi và ra quyết định và kết quả cuối cùng được đồng thuận bởi mọi người.
3. Mô hình The First Principle được sử dụng cho việc giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định bằng cách đào sâu, bóc tách vấn đề cho tới khi nào nó thành nguyên lý cơ bản nhất không thể đào sâu hơn được nữa và xây dựng giải pháp từ đó để giải quyết vấn đề. Một trong những cách để đào sâu một vấn đề phổ biến chính là phương pháp The Five Whys – đặt câu hỏi Whys 5 lần để đào sâu tới vấn đề cốt lõi. Ví dụ: dây chuyền sản xuất bị ngừng -> ròng rọc vận chuyển không hoạt động -> vì motor ngừng hoạt động -> dây kéo motor bị hư hỏng -> vì dây kéo motor kéo tải trọng quá mức -> hướng dẫn về tải trọng tối đa của motor bị mất (vấn đề cốt lõi) -> giải pháp cho vấn đề cốt lõi và xây dựng giải pháp từ đây. Mô hình này được sử dụng nhiều trong nghiên cứu khoa học và được ứng dụng trong quản trị bởi một số nhân vật nổi bật như Elon Musk.
Ngoài những mô hình kể trên ra còn rất nhiều mô hình khác mà chúng ta vẫn sử dụng trong cuộc sống hằng ngày ví dụ như: SWOT, Gartner Hype Cycle, Tversky-Kahneman heuristics, The Ladder of Inference, v.v… và chúng được ứng dụng trong rất nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống.
Và như chúng ta cũng đều biết không có mô hình nào hoàn hảo cho bất cứ trường hợp nào trong cuộc sống, chúng ta hiểu để vận dụng nhưng biết được chúng đều có ngoại lệ và mang tính tham khảo để có điều chỉnh khi phù hợp.
Một số đầu sách có thể đọc để hiểu thêm về mental models và các cách ứng dụng chúng hiệu quả hơn:
1. Thinking, Fast and Slow bởi Daniel Kahneman -> ứng dụng mental models và cách chúng bị tác động ra sao bởi các thiên vị / thiên kiến
2. The Art of Reasoning bởi David Kelley -> Luận bàn, phân tích về logic và critical thinking cũng như cách ứng dụng mental models để phân tích và đánh giá các tranh luận trong cuộc sống
3. The Mental Models Approach to Problem Solving bởi James R. Bright -> giải thích chi tiết về mental models để tiếp cận việc giải quyết vấn đề cũng như làm sao để xác định và ứng dụng mental models trong những hoàn cảnh phù hợp.
Một chút chia sẻ, hi vọng hữu ích, chúc các bạn 1 ngày vui vẻ.