Home » Ngẫm Nghĩ » Planning Fallacy – Ai cũng sai khi planning ít nhất một (vài) lần

Planning Fallacy là gì?

Planning Fallacy là một loại thiên vị về nhận thức (cognitive bias) mà khi mắc phải người lập kế hoạch thường có xu hướng đánh giá thấp về thời gian, chi phí, nguồn lực và nỗ lực cần thiết để thực thi nhiệm vụ / kế hoạch / dự án hoặc đánh giá cao hơn so với thực tế về những lợi ích có thể thu được từ đó.

Nguồn: Everyday Psych

Planning fallacy có thể dẫn đến những kỳ vọng không thực tế về kết quả, tạo ra những kế hoạch yếu kém, gây ra những hậu quả tiêu cực về tài chính và nguồn lực cho các cá nhân và tổ chức.

Một số nguyên nhân chính dẫn tới planning fallacy

  1. Optimism bias là một thiên vị về nhận thức trong đó người lập kế hoạch có niềm tin tích cực nhưng thiếu thực tế về kết quả có thể đạt được mà bỏ qua những yếu tố trở ngại đến từ bên ngoài / ngoài khả năng kiểm soát.
  2. Overconfidence bias là một thiên vị về nhận thức trong đó người lập kế hoạch có niềm tin thiếu thực tế về năng lực thực thi cũng như quyết định của bản thân hoặc nguồn lực nội tại, khả năng thực thi của đội ngũ.
  3. Thiếu thông tin: không có dữ liệu chính xác, không có dữ liệu quá khứ, dữ liệu không đầy đủ hoặc không có giá trị để giúp ích cho việc lên kế hoạch thực thi cũng là một trong các yếu tố.
  4. Thiếu kinh nghiệm: dự án, kế hoạch chưa từng có tiền lệ, thiếu cơ sở để tham khảo cũng như kinh nghiệm thực thi và lên kế hoạch của người planning cũng là một yếu tố dẫn tới planning fallacy.

Một số ví dụ nổi bật về Planning Fallacy

  1. Sydney Opera House: nhà hát nổi tiếng thế giới, trung tâm nghệ thuật tại Sydney, Australia là ví dụ tiêu biểu của planning fallacy: chi phí xây dựng dự kiến ban đầu là 7 triệu USD và hoàn thành vào năm 1963. Dự án cuối cùng tăng lên đến hơn 100 triệu USD và hoàn thành vào 1973, trễ 10 năm. (1)
  2. Đại hội Olympic: các kỳ đại hội thể thao Olympics vốn đã luôn bị vướng vào planning fallacy với chi phí luôn vượt quá dự kiến ban đầu. Nổi bật có thể kể đến Olympic Montreal 1976 với chi phí đội lên gần 720% và khiến thành phố này tốn hết 30 năm để trả hết nợ. (2)
  3. Tuyến đường sắt đang xây dựng tại Việt Nam cũng là một ví dụ rõ rệt: tuyến Metro đầu tiên của Hà Nội, Hà Đông – Cát Linh, dài 13km, dự kiến hoàn thành năm 2013 đến nay vẫn chưa vào vận hành, chi phí tăng từ 8.7 nghìn tỷ lên 18 nghìn tỷ. Cả 5 dự án metro của Việt Nam đều đang bị chậm tiến độ và vượt quá chi phí, lên tới gần 80 nghìn tỷ (3.4 tỷ USD) (3)

Planning fallacy là một tình trạng khá phổ biến ở rất nhiều dự án và các ví dụ phía trên cho thấy ngay cả những dự án lớn quy mô, và hẳn có quy tụ những chuyên gia hàng đầu, tài giỏi nhất (Sydney Opera House), những hoạt động đã lập đi lập lại có cơ sở để tham khảo (Olympic games) cũng không tránh khỏi việc rơi vào các sai lầm dẫn đến tình trạng thiên vị này. Có thể 2 yếu tố tác động lớn nhất là optimism bias và overconfidence bias, nó là vấn đề về nhận thức của người đứng đầu hơn là vấn đề chuyên môn hay kinh nghiệm.

Làm sao để hạn chế planning fallacy?

Để kiểm soát planning fallacy, cần kiểm soát và nhìn nhận lại về việc mình có đang bị vướng vào optimism hay overconfidence bias hay không. Luôn luôn đưa ra tất cả những khó khăn và thách thức có thể phát sinh và tin rằng chắc chắn chúng sẽ phát sinh trong quá trình planning. Không nên quá tự tin vào hiểu biết và năng lực của bản thân cũng như nguồn lực sẵn có và cả nhân sự. Hiểu biết có thể không đầy đủ, năng lực có thể có giới hạn, nguồn lực và nhân sự có thể thay đổi bất cứ khi nào. Bên cạnh đó, cố gắng tổng hợp nhiều nhất có thể những nguồn thông tin và dữ liệu để phục vụ cho việc lên kế hoạch, hạn chế những võ đoán cũng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro của thiên vị này.

Tất cả chúng ta đều mắc phải vấn đề này dù ít hay nhiều, chỉ là làm sao để càng ngày càng hạn chế và ít bị ảnh hưởng bởi planning fallacy hơn thông qua kinh nghiệm và hiểu được những thiên vị, định kiến có sẵn.

Chúc mọi người một chiều cuối tuần hữu ích. Viết bài này để nhắc bản thân mình đừng rơi vào bẫy cho những planning sắp tới :))

Facebook Comments

Tác giả:

Experienced in high level strategy roles. Business consultant, high-profile speaker & key opinion leader, founder of Vietnam's most active marketing community. 10 years experience in digital marketing, customer acquisition & retention, go-to market strategy, programmatic, martech, adtech, etc. Good understanding about technology platforms, especially e-commerce / marketplace, online ride-hailing & delivery.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Name *
Email *
Website