Home » Phân Tích » So Sánh 19 Nền Tảng Giao Tiếp Nội Bộ Cho Công Việc

Hiện mình vừa hoàn thành một file so sánh các công cụ giúp quản lý giao tiếp nội bộ cho team bao gồm cả các nền tảng lớn nhỏ các thể loại, close-source cũng như open-source, SaaS lẫn on-premise. Tổng cộng 19 công cụ tất cả.

 

Nhưng tại sao lại cần phải có nền tảng giao tiếp nội bộ cho công việc riêng? Như vậy có phải đang đẻ ra thêm việc không?

Khi nói đến giao tiếp trong công việc hiện tại, mình thấy rằng đại đa số các công ty hiện vẫn đang dùng các công cụ chat OTT như Zalo, Messenger, Skype hay Viber cho các việc giao tiếp giữa các nhân viên đội ngũ khác nhau. Nhưng đây là một điều thật sự rất không nên, vì:

– Lẫn lộn, không lối thoát: các công cụ chat này thường là các công cụ chat chúng ta sử dụng cho các mối quan hệ cá nhân. Khi chúng ta dùng nó cho công việc, nó bắt đầu trộn lẫn với nhau và tạo ra sức ép và stress, bạn không có lúc nào dãn ra được. Không giống với email, bạn có thể làm ngơ email công việc để mai xử lý nhưng với chat thì không vì bạn không biết tin nhắn đó có phải công việc hay không. Đây là một cái vòng lẩn quẩn cực kỳ tệ hại và độc hại đến tinh thần và thể chất của chúng ta.

– Quá nhiều notification: các công cụ chat này dù có lợi thế là nhanh chóng hơn trong giao tiếp (so với email) nhưng chính vì vậy chúng có thể nhanh chóng nhấn chìm bạn với hàng trăm tin báo mỗi ngày liên tục. Cùng với hàng trăm bạn bè, hàng chục group chat công việc chưa kể các group cá nhân, bạn sẽ mau chóng cảm thấy bị rối loạn với hàng tá những thông tin liên tục hiển thị trên màn hình mà đại đa số là không có liên quan gì đến bạn (vì chủ yếu mọi người chat qua lại).

– Phân mảnh: bạn và team bạn dùng Zalo nhưng đối tác lại dùng Skype, một khách hàng khác lại dùng Messenger và một nhóm khác lại dùng Viber và địa ngục của bạn bắt đầu. Việc nhầm lẫn, thiếu thông tin không có gì là lạ.

Mình gần như rất hiểu vấn đề này và luôn tin rằng cần phải tách bạch giữa các công cụ cho công việc và các công cụ cho giao tiếp cá nhân. Không tách bạch được hoàn toàn thì tách được bao nhiêu tốt bấy nhiêu vì nó giúp giảm thiểu sự nhiễu loạn và rối loạn và giảm tải cho bộ não của chúng ta.

Hi vọng file so sánh này sẽ mang đến cho mọi người những thông tin tương đối để quyết định nên sử dụng nền tảng nào cho đội ngũ của mình.

Xem trên Google Sheet tại đây: Team Communication Platform Comparison

Một số lưu ý:
– File này mang tính chất tham khảo, bạn không nên quyết định việc đầu tư nền tảng nào chỉ dựa vào các thông tin trong này, nên tự tìm hiểu thêm
– Một số thông tin và tính năng của các công cụ này theo thời gian có thể bị thay đổi do nâng cấp từ bên cung cấp dịch vụ, bạn nên có sự kiểm tra lại nếu cần thiết
– Nếu có chia sẻ nội dung này đi đâu, vui lòng để lại nguồn
– Nếu bạn không hiểu tiếng Anh, có thể bỏ link vào Google Translate – file này mình làm để share cho một số bạn bè và client quốc tế

Facebook Comments

Tác giả:

Experienced in high level strategy roles. Business consultant, high-profile speaker & key opinion leader, founder of Vietnam's most active marketing community. 10 years experience in digital marketing, customer acquisition & retention, go-to market strategy, programmatic, martech, adtech, etc. Good understanding about technology platforms, especially e-commerce / marketplace, online ride-hailing & delivery.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Name *
Email *
Website